Thoái hóa khớp gối và loãng xương là hai bệnh lý khác nhau nhưng đều liên quan đến các vấn đề về xương khớp. Đây là hai bệnh khá phổ biến ở người bệnh độ tuổi trung niên trở nên tuy nhiên triệu chứng của chúng khá giống nhau nên thường bị nhầm lẫn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau của loãng xương và thoái hóa khớp gối.
1. Bệnh lý thoái hoá khớp gối và loãng xương?
Thoái hoá khớp gối là hiện tượng lớp sụn bảo vệ khớp bị vỡ và mòn đi dẫn đến tình trạng các xương dưới sụn cọ xát vào nhau gây đau nhức, sưng tấy và người bệnh không thể cử động khớp được. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến hình thành các gai xương tại các cạnh khớp, các mảnh xương hoặc sụn bị tróc ra trôi nổi giữa hai đầu xương, khớp không còn giữ nguyên được hình dạng ban đầu đồng thời người bệnh cảm thấy đau đớn hơn, vận động khó khăn hơn.
Loãng xương là hiện tượng phần xốp của xương tăng lên, mật độ tổ chức xương giảm dẫn đến tình trạng xương dễ bị gãy, xốp và giòn hơn.
Thoái hóa khớp gối và loãng xương có điểm giống nhau đều là hai bệnh về xương khớp, gây đau đớn và khó khăn trong di chuyển cho người bệnh và những ảnh hưởng nhất định trong đời sống hằng ngày nhất là bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi.
Mặc dù thoái hóa khớp gối và loãng xương đều là những bệnh liên quan đến sức khỏe xương khớp nhưng đây lại là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Việc phân biệt thoái hóa khớp gối và loãng xương sẽ giúp người bệnh biết được tình trạng bệnh lý của bản thân cũng như việc phối hợp với bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
2. Phân biệt bệnh lý thoái hoá khớp gối và loãng xương
2.1 Triệu chứng
Thoái hoá khớp gối:
- - Người bệnh cảm thấy đau đớn khi hoạt động, cảm giác đau chỉ giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc ngừng hoạt động
- - Có hiện tượng sưng ở khớp gối
- - Cảm thấy ấm trong khớp
- - Vào thời điểm buổi sáng hoặc khi bệnh nhân ngồi lâu không vận động sẽ cảm thấy khớp gối cứng hơn
- - Khớp gối giảm đáng kể khả năng vận động gây khó khăn cho người bệnh trong việc sử dụng xe hơi, leo cầu thang hoặc đi bộ
- - Khi di chuyển, đôi khi bệnh nhân nghe thấy tiếng kêu lách tách ở đầu gối.
Loãng xương:
Các triệu chứng của loãng xương không rõ ràng, thường không biểu hiện ngay lập tức mà mất một khoảng thời gian dài bệnh mới có một số biểu hiện cụ thể như:
- - Lưng đau và có xu hướng còng hơn
- - Chiều cao giảm sút rõ rệt
- - Người bệnh có thể bị gãy xương cột sống hoặc hông bất ngờ
- - Người bệnh có khả năng tiếp tục bị gãy xương sau lần gãy đầu tiên nếu không điều trị kịp thời.
2.2 Nguyên nhân
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp gối đa phần là do tuổi tác, tập trung chủ yếu ở độ tuổi sau 55 tuổi. Tuy nhiên một vài yếu tố sau làm nguy cơ thoái hóa khớp gối tăng lên:
- - Cân nặng: Vì lý do trọng lượng cơ thể sẽ đổ dồn lên tất cả các khớp, đặc biệt là khớp gối, điều này sẽ khiến khớp gối sớm bị thoái hóa.
- - Di truyền: Vì một nguyên nhân di truyền nào đó sẽ khiến một người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- - Giới tính: Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới
- - Chấn thương: người từng bị chấn thương đầu gối dễ mắc bệnh hơn
- - Một số bệnh lý khác khiến tỷ lệ mắc bệnh tăng như viêm khớp dạng thấp quá tải sắt hoặc thừa hormon tăng trưởng,...
Loãng xương: Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh loãng xương. Quá trình kiến tạo xương ở cơ thể người diễn ra trong suốt cuộc đời, tế bào xương cũ bị phá vỡ và hình thành tế bào xương mới thay thế. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân nào đó khiến quá trình tái tạo bị hạn chế sẽ khiến mật độ xương có xu hướng giảm và dần dần tạo thành bệnh loãng xương. Một số nguyên nhân khiến quá trình tái tạo xương bị hạn chế:
- - Thiếu hụt canxi
- - Phụ nữ sau sinh hoặc mãn kinh dẫn đến tình trạng nội tiết tố suy giảm.
*Soure: vinmec.com
chainly Trả lời
04/11/2022In our study, some did stop because of side effects and were more on letrozole than with placebo can lasix lower blood pressure